Người được thừa kế đất đai khi người mất không để lại di chúc
Ngày cập nhật: Thứ tư, 07/04/2021
Khi người mất không để lại di chúc, người nhận tài sản được ghi rõ tại các hàng thừa kế theo Luật Dân sự 2015.
Chia thừa kế theo pháp luật
Trong trường hợp người mất không để lại di chúc, những người được nhận tài sản quy định theo các hàng thừa kế tại Luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thuộc cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo đó, mảnh đất sẽ được chia thành nhiều phần tùy theo số lượng thành viên, mỗi người được hưởng 1 phần.
Trong trường hợp người mất không để lại di chúc, những người được nhận tài sản quy định theo các hàng thừa kế tại Luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thuộc cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo đó, mảnh đất sẽ được chia thành nhiều phần tùy theo số lượng thành viên, mỗi người được hưởng 1 phần.

Các hàng thừa kế được ghi rõ ràng tại Luật Dân sự 2015. Những người thuộc cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Giấy tờ khai nhận di sản thừa kế gửi về UBND cấp xã nơi chủ nhân mảnh đất thường trú trước khi mất. Cụ thể bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế
- CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của người nhận thừa kế
- Giấy chứng tử của người để lại thừa kế
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp, sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).
Thời hạn niêm yết công khai là 15 ngày, nếu trong 15 ngày này không có tranh chấp từ những người đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi liên quan thì UBND cấp xã sẽ ra văn bản công nhận di sản thừa kế.
Nguồn: Laodong.vn
Tin khác
Đô Lương quyết tâm ‘về đích’ thị xã trước năm 2030
Ngày cập nhật: 30/11/2022
Hơn 500 khách hàng Khu đô thị Hoàng Sơn quy tụ tại đại tiệc tri ân ...
Ngày cập nhật: 30/11/2022
Sẵn sàng vận hành, shophouse Khu đô thị Hoàng Sơn minh chứng “dòng tiền thông minh”
Ngày cập nhật: 15/10/2022
Shophouse lõi trung tâm đô thị: Bài toán đầu tư “một vốn năm lời”
Ngày cập nhật: 14/10/2022
Bất động sản Nghệ An càng “nóng” khi loạt hạ tầng hàng chục nghìn tỷ được ...
Ngày cập nhật: 14/10/2022
Savills: Giá bán chung cư Hà Nội đã tăng 15 quý liên tục
Ngày cập nhật: 13/10/2022
Dư địa tăng trưởng của bất động sản Nghệ An
Ngày cập nhật: 13/10/2022
Khám phá 'thánh địa mua sắm' mới tại trung tâm thị trấn Diễn Châu
Ngày cập nhật: 12/10/2022
Chung cư – xu hướng nhà ở thịnh hành của tương lai
Ngày cập nhật: 12/10/2022
Vì sao bất động sản tăng giá chứ không hề rẻ đi?
Ngày cập nhật: 05/10/2022
T&T Victoria: Cơ hội cuối sở hữu căn hộ cao cấp trung tâm TP.Vinh
Ngày cập nhật: 05/10/2022
T&T Victoria: Không gian sống hoàn hảo cho con vào đại học
Ngày cập nhật: 04/10/2022