Nghệ An: Làng chài Hòa Lam ngóng chờ tái định cư
Ngày cập nhật: Thứ bảy, 19/12/2020
Sau 7 năm, 58 hộ dân thuộc dự án Khu tái định cư (TĐC) để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xóm Hòa Lam vẫn chưa thể được về địa điểm mới để đón một cái Tết trong ngôi nhà mới.
Trước đó, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu TĐC để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xóm Hòa Lam, xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An được phê duyệt tại QĐ 5476 ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư hơn 36 tỷ đồng, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng khu TĐC di chuyển khẩn cấp 58 hộ dân vùng thiên tai xã Hưng Hòa lên nơi ở mới. Dự án do Chi cục phát triển nông thôn Nghệ An làm chủ đầu tư.
7 năm trước, khi nghe tin Dự án được phê duyệt, những người dân sinh sống hàng chục năm bên cạnh sông Lam hết sức vui mừng vì sắp có được nơi ở an toàn sau bao nhiêu năm cứ đến mùa mưa lũ lại phải bồng bế nhau lên thuyền để di dời đến nơi an toàn. Tuy nhiên, sau nhiều năm được phê duyệt, Dự án vẫn không được triển khai, cứ đến mùa lũ thì chính quyền lại đến vận động người dân vào bờ để trú tránh bão.

Người dân làng chài Hòa Lam sống ngay bên bờ sông Lam.
Ông Nguyễn Văn Hà (SN 1963, người dân địa phương) cho biết, những năm trước đây khi mùa mưa lũ đến, cả nhà lại dắt díu nhau lên thuyền đến điểm an toàn. “Khi chuẩn bị có thiên tai thì người dân được chính quyền địa phương đến vận động di dời sớm hơn để tránh những thiệt hại đáng tiếc. Mỗi lần nước lũ đổ về, cả xóm ngập trong nước, có nơi ngập sâu 1m – 1,5m. Nhưng khu đất TĐC được bố trí cách đó không xa nhiều năm liền vẫn không được thi công”, ông Hà nói.
Còn ông Nguyễn Văn Điểm (SN 1955) cho biết, sau hơn 7 năm, kể từ thời điểm kiểm đếm, các con đã lớn lấy vợ, sinh cháu, tách hộ cuộc sống rất bất tiện. “Nhà tôi có điều kiện để xây nhà cho các con nhưng không được tách thửa, vì thế các con và cháu vẫn sinh sống trong nhà bất tiện đủ đường. Chỉ mong sớm được về khu TĐC”, ông Điểm nói.
Nhiều hộ dân khác trong xóm Hòa Lam đều rơi vào tình cảnh tương tự. Những ngôi nhà nhiều năm không được sửa chữa, đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Cảnh Dương, cán bộ kỹ thuật - đại diện chủ đầu tư cho biết: Do vướng mặt bằng nên đến tháng 10/2020 mới hoàn thành bàn giao cho đơn vị thi công. Hiện vẫn còn vướng một hộ dân chưa thỏa thuận đền bù nên vẫn chưa thể giải phóng xong. Cũng theo ông Dương, do dự án mới triển khai tháng 3/2020 lại vướng dịch Covid-19 rồi mưa bão nên có phần chậm tiến độ.
Ông Dương thông tin, hiện số vốn được bố trí là hơn 25 tỷ đồng, đã giải ngân được hơn 17 tỷ cho việc GPMB. Giá trị khối lượng đã thực hiện ước đạt 50% khối lượng dự án. Theo kế hoạch trung hạn đã được phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An thì trong năm 2016-2020 dự án còn 5 tỷ đồng chưa được cấp.
Liên quan đến tiến độ của dự án bị chậm trễ, ông Lê Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Nghệ An) cho biết: Nguyên nhân chính của việc dự án chậm là khó khăn trong GPMB và nguồn vốn cấp chậm. Nếu được đảm bảo nguồn vốn thì dự án sẽ được triển khai và hoàn thành trong nửa năm 2021.
“Nếu sớm được cấp số tiền 5 tỷ đồng trong dự toán kinh phí trung hạn thì dự án sẽ hoàn thành các hạng mục đã được phê duyệt để bàn giao đưa vào sử dụng vào quý II/2021”, ông Lương nói. Với trường hợp tăng số hộ sau nhiều năm dự án được phê duyệt, theo ông Lương, trước mắt phải hoàn thành dự án và đưa những hộ dân đã kiểm đếm thời điểm ban đầu, còn đối với những hộ phát sinh sẽ trình các cơ quan chức năng xin ý kiến để có phương án cụ thể.
Nguồn: Nghean24h.vn
7 năm trước, khi nghe tin Dự án được phê duyệt, những người dân sinh sống hàng chục năm bên cạnh sông Lam hết sức vui mừng vì sắp có được nơi ở an toàn sau bao nhiêu năm cứ đến mùa mưa lũ lại phải bồng bế nhau lên thuyền để di dời đến nơi an toàn. Tuy nhiên, sau nhiều năm được phê duyệt, Dự án vẫn không được triển khai, cứ đến mùa lũ thì chính quyền lại đến vận động người dân vào bờ để trú tránh bão.

Người dân làng chài Hòa Lam sống ngay bên bờ sông Lam.
Ông Nguyễn Văn Hà (SN 1963, người dân địa phương) cho biết, những năm trước đây khi mùa mưa lũ đến, cả nhà lại dắt díu nhau lên thuyền đến điểm an toàn. “Khi chuẩn bị có thiên tai thì người dân được chính quyền địa phương đến vận động di dời sớm hơn để tránh những thiệt hại đáng tiếc. Mỗi lần nước lũ đổ về, cả xóm ngập trong nước, có nơi ngập sâu 1m – 1,5m. Nhưng khu đất TĐC được bố trí cách đó không xa nhiều năm liền vẫn không được thi công”, ông Hà nói.
Còn ông Nguyễn Văn Điểm (SN 1955) cho biết, sau hơn 7 năm, kể từ thời điểm kiểm đếm, các con đã lớn lấy vợ, sinh cháu, tách hộ cuộc sống rất bất tiện. “Nhà tôi có điều kiện để xây nhà cho các con nhưng không được tách thửa, vì thế các con và cháu vẫn sinh sống trong nhà bất tiện đủ đường. Chỉ mong sớm được về khu TĐC”, ông Điểm nói.
Nhiều hộ dân khác trong xóm Hòa Lam đều rơi vào tình cảnh tương tự. Những ngôi nhà nhiều năm không được sửa chữa, đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Cảnh Dương, cán bộ kỹ thuật - đại diện chủ đầu tư cho biết: Do vướng mặt bằng nên đến tháng 10/2020 mới hoàn thành bàn giao cho đơn vị thi công. Hiện vẫn còn vướng một hộ dân chưa thỏa thuận đền bù nên vẫn chưa thể giải phóng xong. Cũng theo ông Dương, do dự án mới triển khai tháng 3/2020 lại vướng dịch Covid-19 rồi mưa bão nên có phần chậm tiến độ.
Ông Dương thông tin, hiện số vốn được bố trí là hơn 25 tỷ đồng, đã giải ngân được hơn 17 tỷ cho việc GPMB. Giá trị khối lượng đã thực hiện ước đạt 50% khối lượng dự án. Theo kế hoạch trung hạn đã được phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An thì trong năm 2016-2020 dự án còn 5 tỷ đồng chưa được cấp.
Liên quan đến tiến độ của dự án bị chậm trễ, ông Lê Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Nghệ An) cho biết: Nguyên nhân chính của việc dự án chậm là khó khăn trong GPMB và nguồn vốn cấp chậm. Nếu được đảm bảo nguồn vốn thì dự án sẽ được triển khai và hoàn thành trong nửa năm 2021.
“Nếu sớm được cấp số tiền 5 tỷ đồng trong dự toán kinh phí trung hạn thì dự án sẽ hoàn thành các hạng mục đã được phê duyệt để bàn giao đưa vào sử dụng vào quý II/2021”, ông Lương nói. Với trường hợp tăng số hộ sau nhiều năm dự án được phê duyệt, theo ông Lương, trước mắt phải hoàn thành dự án và đưa những hộ dân đã kiểm đếm thời điểm ban đầu, còn đối với những hộ phát sinh sẽ trình các cơ quan chức năng xin ý kiến để có phương án cụ thể.
Nguồn: Nghean24h.vn
Tin khác
Đô Lương quyết tâm ‘về đích’ thị xã trước năm 2030
Ngày cập nhật: 30/11/2022
Hơn 500 khách hàng Khu đô thị Hoàng Sơn quy tụ tại đại tiệc tri ân ...
Ngày cập nhật: 30/11/2022
Sẵn sàng vận hành, shophouse Khu đô thị Hoàng Sơn minh chứng “dòng tiền thông minh”
Ngày cập nhật: 15/10/2022
Shophouse lõi trung tâm đô thị: Bài toán đầu tư “một vốn năm lời”
Ngày cập nhật: 14/10/2022
Bất động sản Nghệ An càng “nóng” khi loạt hạ tầng hàng chục nghìn tỷ được ...
Ngày cập nhật: 14/10/2022
Savills: Giá bán chung cư Hà Nội đã tăng 15 quý liên tục
Ngày cập nhật: 13/10/2022
Dư địa tăng trưởng của bất động sản Nghệ An
Ngày cập nhật: 13/10/2022
Khám phá 'thánh địa mua sắm' mới tại trung tâm thị trấn Diễn Châu
Ngày cập nhật: 12/10/2022
Chung cư – xu hướng nhà ở thịnh hành của tương lai
Ngày cập nhật: 12/10/2022
Vì sao bất động sản tăng giá chứ không hề rẻ đi?
Ngày cập nhật: 05/10/2022
T&T Victoria: Cơ hội cuối sở hữu căn hộ cao cấp trung tâm TP.Vinh
Ngày cập nhật: 05/10/2022
T&T Victoria: Không gian sống hoàn hảo cho con vào đại học
Ngày cập nhật: 04/10/2022