Nghệ An: Bao giờ người dân hết cảnh “treo” theo dự án tỷ đô?
Ngày cập nhật: Thứ sáu, 18/12/2020
Sau ngày rầm rộ động thổ dự án đến nay đã 5 năm, chủ đầu tư vẫn “án binh bất động” khiến cuộc sống người dân địa phương rơi vào cảnh đi không được, ở không xong.
Thực trạng này đang diễn ra đối với hàng trăm hộ dân ở xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An khi phải sống trong cảnh tạm bợ vì vướng vào quy hoạch GPMB dự án xây dựng Trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập với tổng mức đầu tư 2,13 tỷ USD do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư đến nay vẫn chưa hết cảnh “treo” kéo dài.

Nghệ An kiến nghị Thủ tướng Chính phủ dừng triển khai dự án Trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai để ưu tiên quỹ đất thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sạch, du lịch và dịch vụ
Vất vưởng bên dự án tỷ USD
Thực trạng trên khiến người dân địa phương gặp rất nhiều khó khăn do không được tách thửa, nâng cấp, xây dựng mới nhà ở… Mặt khác, do vướng quy hoạch dự án nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện – đường – trường – trạm cũng phải “dậm chân tại chỗ”.
Không được cơi nới nhà ở, đường giao thông xuống cấp làm đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây hơn 5 năm nay phải “treo” vất vưởng bên cạnh dự án tỷ đô nói trên.
Được biết, để “dọn đường”, tạo mặt bằng cho Tập đoàn TKV vào triển khai xây dựng dự án, tỉnh Nghệ An cũng đã tiến hành quy hoạch 02 vùng tái định cư với tổng diện tích gần 90ha cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các vùng tái định cư này đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện theo tiến độ đặt ra do Tập đoàn TKV chưa bố trí kịp thời nguồn vốn bồi thương GPMB.
Chính vì vậy, đến nay số phận hàng nghìn người dân ở xã Quỳnh Lập vẫn đang phải sống tạm bợ trong đợi chờ mòn mỏi khi dự án tỷ USD vẫn không hề thấy “bóng chim tăm cá” đâu cả.
Kiến nghị Thủ tướng dừng dự án
Tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy diễn ra vào ngày 26/11/2020, ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, địa phương sẽ có phương án kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương dừng thực hiện dự án Trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập (bao gồm nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Nhiệt điện Quỳnh Lập 2) và đưa ra khỏi dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Mặc dù, việc làm này có thể phải chịu áp lực từ Chính phủ khi cho rằng Nghệ An chưa thật sự chia sẻ về vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhưng tỉnh cũng phải có quan điểm rõ ràng là không thể thực hiện việc đánh đổi sự phát triển với lợi ích của người dân và thực tế việc dừng các dự án nhiệt điện để dành quỹ đất đầu tư cho lĩnh vực khác cũng sẽ mang lại sự phát triển cho kinh tế - xã hội cho Nghệ An.
Cụ thể, Nghệ An sẽ ưu tiên quỹ đất thu hút đầu tư các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng khoa học, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường phát triển thị xã Hoàng Mai trở thành đô thị biển gắn với công nghiệp sạch và du lịch, dịch vụ.
Được biết, vào ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có tính đến năm 2030 thì Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ vận hành vào năm 2022.
Theo đó, dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 với tổng mức vốn đăng ký khoảng 2,2 tỷ USD, công suất 1.200MW đã được Chính phủ giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư. Dự án cũng được Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 143,54 ha.
Nguồn: Nghean24h.vn

Nghệ An kiến nghị Thủ tướng Chính phủ dừng triển khai dự án Trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai để ưu tiên quỹ đất thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sạch, du lịch và dịch vụ
Vất vưởng bên dự án tỷ USD
Thực trạng trên khiến người dân địa phương gặp rất nhiều khó khăn do không được tách thửa, nâng cấp, xây dựng mới nhà ở… Mặt khác, do vướng quy hoạch dự án nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như điện – đường – trường – trạm cũng phải “dậm chân tại chỗ”.
Không được cơi nới nhà ở, đường giao thông xuống cấp làm đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây hơn 5 năm nay phải “treo” vất vưởng bên cạnh dự án tỷ đô nói trên.
Được biết, để “dọn đường”, tạo mặt bằng cho Tập đoàn TKV vào triển khai xây dựng dự án, tỉnh Nghệ An cũng đã tiến hành quy hoạch 02 vùng tái định cư với tổng diện tích gần 90ha cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các vùng tái định cư này đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện theo tiến độ đặt ra do Tập đoàn TKV chưa bố trí kịp thời nguồn vốn bồi thương GPMB.
Chính vì vậy, đến nay số phận hàng nghìn người dân ở xã Quỳnh Lập vẫn đang phải sống tạm bợ trong đợi chờ mòn mỏi khi dự án tỷ USD vẫn không hề thấy “bóng chim tăm cá” đâu cả.
Kiến nghị Thủ tướng dừng dự án
Tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy diễn ra vào ngày 26/11/2020, ông Nguyễn Đức Trung – Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, địa phương sẽ có phương án kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương dừng thực hiện dự án Trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập (bao gồm nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Nhiệt điện Quỳnh Lập 2) và đưa ra khỏi dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Mặc dù, việc làm này có thể phải chịu áp lực từ Chính phủ khi cho rằng Nghệ An chưa thật sự chia sẻ về vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhưng tỉnh cũng phải có quan điểm rõ ràng là không thể thực hiện việc đánh đổi sự phát triển với lợi ích của người dân và thực tế việc dừng các dự án nhiệt điện để dành quỹ đất đầu tư cho lĩnh vực khác cũng sẽ mang lại sự phát triển cho kinh tế - xã hội cho Nghệ An.
Cụ thể, Nghệ An sẽ ưu tiên quỹ đất thu hút đầu tư các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng khoa học, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường phát triển thị xã Hoàng Mai trở thành đô thị biển gắn với công nghiệp sạch và du lịch, dịch vụ.
Được biết, vào ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có tính đến năm 2030 thì Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 sẽ vận hành vào năm 2022.
Theo đó, dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 với tổng mức vốn đăng ký khoảng 2,2 tỷ USD, công suất 1.200MW đã được Chính phủ giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư. Dự án cũng được Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 143,54 ha.
Nguồn: Nghean24h.vn
Tin khác
Khu đô thị Hoàng Sơn: Giá trị độc tôn tạo nên từ pháp lý
Ngày cập nhật: 01/04/2022
Bất động sản Nghệ An hút dòng vốn giới siêu giàu
Ngày cập nhật: 31/03/2022
4 lợi thế khiến bất động sản Diễn Châu thu hút đầu tư
Ngày cập nhật: 31/03/2022
Có nên bỏ tiền vào bất động sản thời điểm này?
Ngày cập nhật: 23/03/2022
Việt Nam được lợi gì từ tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng 5 tỷ ...
Ngày cập nhật: 22/03/2022
'Tinh tú hội tụ, lan tỏa phồn vinh' tại MeySenses Lucia Bay Bãi Lữ
Ngày cập nhật: 22/03/2022
Nghệ An: Người dân Đô Lương phát 'hoảng' vì giá lô đất cao 'chót' ở xã ...
Ngày cập nhật: 21/03/2022
Sức hấp dẫn riêng biệt của thị trường bất động sản Nghệ An
Ngày cập nhật: 19/03/2022
Nghệ An tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người đi xuất khẩu lao động ...
Ngày cập nhật: 19/03/2022
Nghệ An mở cửa an toàn, đẩy mạnh đón khách du lịch quốc tế
Ngày cập nhật: 19/03/2022
Biệt thự sinh thái – Đẳng cấp không dành cho số đông
Ngày cập nhật: 18/03/2022
Sốt đất nông thôn ở Nghệ An
Ngày cập nhật: 18/03/2022