Mức xử phạt đối với hành vi xây nhà không phép
Ngày cập nhật: Thứ ba, 30/03/2021
Xây nhà không có giấy phép là hành vi vi phạm Luật xây dựng và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mức phạt khi xây nhà không có giấy phép
Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại nông thôn.
- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng hoặc tái phạm
Căn cứ vào Khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng thì sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn.
- Phạt tiền từ 35 - 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Đồng thời, theo Khoản 9 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn.
- Phạt tiền từ 70 - 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, ngoài mức phạt tiền trên thì người có hành vi xây dựng nhà không phép bị áp dụng biện khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm nếu mà hành vi vi phạm đã kết thúc. Đối với nhà ở xây dựng không phép đang trong quá trình thi công xây dựng thì xử lý như sau:
- Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
- Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xin được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình.
Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại nông thôn.
- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng hoặc tái phạm
Căn cứ vào Khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng thì sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn.
- Phạt tiền từ 35 - 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Đồng thời, theo Khoản 9 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm thì phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn.
- Phạt tiền từ 70 - 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, ngoài mức phạt tiền trên thì người có hành vi xây dựng nhà không phép bị áp dụng biện khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm nếu mà hành vi vi phạm đã kết thúc. Đối với nhà ở xây dựng không phép đang trong quá trình thi công xây dựng thì xử lý như sau:
- Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
- Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xin được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình.
Nguồn: Laodong.vn
Tin khác
Khu đô thị Hoàng Sơn: Giá trị độc tôn tạo nên từ pháp lý
Ngày cập nhật: 01/04/2022
Bất động sản Nghệ An hút dòng vốn giới siêu giàu
Ngày cập nhật: 31/03/2022
4 lợi thế khiến bất động sản Diễn Châu thu hút đầu tư
Ngày cập nhật: 31/03/2022
Có nên bỏ tiền vào bất động sản thời điểm này?
Ngày cập nhật: 23/03/2022
Việt Nam được lợi gì từ tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng 5 tỷ ...
Ngày cập nhật: 22/03/2022
'Tinh tú hội tụ, lan tỏa phồn vinh' tại MeySenses Lucia Bay Bãi Lữ
Ngày cập nhật: 22/03/2022
Nghệ An: Người dân Đô Lương phát 'hoảng' vì giá lô đất cao 'chót' ở xã ...
Ngày cập nhật: 21/03/2022
Sức hấp dẫn riêng biệt của thị trường bất động sản Nghệ An
Ngày cập nhật: 19/03/2022
Nghệ An tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người đi xuất khẩu lao động ...
Ngày cập nhật: 19/03/2022
Nghệ An mở cửa an toàn, đẩy mạnh đón khách du lịch quốc tế
Ngày cập nhật: 19/03/2022
Biệt thự sinh thái – Đẳng cấp không dành cho số đông
Ngày cập nhật: 18/03/2022
Sốt đất nông thôn ở Nghệ An
Ngày cập nhật: 18/03/2022