Dư nợ tín dụng bất động sản vẫn tiếp tục tăng
Ngày cập nhật: Thứ sáu, 12/03/2021
Tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản (BĐS) theo thống kê vẫn tăng trưởng cho thấy thị trường không có sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đột biến khác, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng dư nợ tín dụng BĐS tiếp tục tăng.
Theo Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản (BĐS) (Bộ Xây dựng) Hà Quang Hưng, hiện nay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% trước đó xuống mức 40%. Quy định mới về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, nhu cầu tín dụng nói chung suy giảm do dịch Covid-19, nhưng tín dụng BĐS vẫn giữ được sự tăng trưởng. Nguồn cung vốn chủ yếu cho thị trường BĐS là tín dụng ngân hàng, nhưng trong năm qua vẫn có sự thu hút các nguồn vốn khác như: vốn đầu tư cá nhân, kiều hối gửi về và vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết và vốn FDI.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng BĐS đối với toàn ngành tăng nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn.
Ngoài việc tiếp tục thực hiện các khoản vay cho doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng cũng bắt đầu hạ lãi suất cho vay mua nhà, như: tại VPBank (từ 5,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên, 7,9%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 12 tháng đầu tiên); BIDV (từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc 9,2%/năm trong 36 tháng đầu tiên); Vietcombank (từ 6,79%/năm, cố định trong 6 hoặc 12 tháng đầu); Thậm chí, mức lãi suất cho vay mua nhà tại ngân hàng OCB còn xuống dưới 5%/năm (mức lãi vay mua nhà dự án 4,99%/năm được OCB áp dụng trong 3 tháng đầu với khách hàng có khoản vay từ 48 tháng trở lên; những trường hợp khác được vay lãi suất 7,99%/năm trong 6 tháng đầu).
“Nhìn chung, so với thời điểm cuối 2019, lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên đã thấp hơn và thời điểm hiện nay đang có xu hướng giảm về vùng thấp nhất 10 năm trở lại đây. Nhưng tỷ trọng dư nợ BĐS đối với toàn ngành lại có sự gia tăng, nếu như năm 2019 chiếm 6,37% thì hết thời điểm này tăng lên 7,2%” – ông Hà Quang Hưng cho hay.
Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, mức dư nợ tín dụng BĐS thời gian gần đây có tăng, nhưng theo đánh giá vẫn ở ngưỡng an toàn, lực cầu của thị trường BĐS tăng mạnh do sự chuyển dịch đầu tư từ các ngành kinh tế khác sang, làm tăng mạnh hơn khoảng 30% lực cầu đầu tư thị trường.
Trong khi đó, nhu cầu trên thị trường vẫn còn rất lớn, nên ít nhất là trong ngắn hạn từ 1 - 2 năm thị trường sẽ khó có thể xảy ra biến cố đóng băng hoặc bong bóng.
“Thị trường BĐS Việt Nam vẫn có điểm sáng đáng kể đó là lực cung. Mặc dù kinh tế suy giảm, cũng ít nhiều làm suy giảm cầu mua nhà và đầu tư nhưng theo dõi trên thị trường, lực cung vẫn đủ mạnh để có thể tạo ra những đợt sóng hoặc bùng nổ ở những điểm hấp dẫn, bất cứ lúc nào” – ông Nguyễn Văn Đính nhận định.
Nguồn: Nghean24h.vn
Tin khác
Khu đô thị Hoàng Sơn: Giá trị độc tôn tạo nên từ pháp lý
Ngày cập nhật: 01/04/2022
Bất động sản Nghệ An hút dòng vốn giới siêu giàu
Ngày cập nhật: 31/03/2022
4 lợi thế khiến bất động sản Diễn Châu thu hút đầu tư
Ngày cập nhật: 31/03/2022
Có nên bỏ tiền vào bất động sản thời điểm này?
Ngày cập nhật: 23/03/2022
Việt Nam được lợi gì từ tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng 5 tỷ ...
Ngày cập nhật: 22/03/2022
'Tinh tú hội tụ, lan tỏa phồn vinh' tại MeySenses Lucia Bay Bãi Lữ
Ngày cập nhật: 22/03/2022
Nghệ An: Người dân Đô Lương phát 'hoảng' vì giá lô đất cao 'chót' ở xã ...
Ngày cập nhật: 21/03/2022
Sức hấp dẫn riêng biệt của thị trường bất động sản Nghệ An
Ngày cập nhật: 19/03/2022
Nghệ An tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người đi xuất khẩu lao động ...
Ngày cập nhật: 19/03/2022
Nghệ An mở cửa an toàn, đẩy mạnh đón khách du lịch quốc tế
Ngày cập nhật: 19/03/2022
Biệt thự sinh thái – Đẳng cấp không dành cho số đông
Ngày cập nhật: 18/03/2022
Sốt đất nông thôn ở Nghệ An
Ngày cập nhật: 18/03/2022