2020 là năm cổ phiếu bất động sản công nghiệp lên ngôi
Ngày cập nhật: Thứ bảy, 26/12/2020
Trong tình hình chung của thị trường, cổ phiếu bất động sản năm 2020 trải qua những thăng trầm biến động. Nhưng đồng thời cũng ghi nhận sự vụt lên của điểm sáng bất động sản khu công nghiệp.
Cổ phiếu bất động sản phân hóa rõ rệt
Cổ phiếu toàn thị trường có trên 744 doanh nghiệp niêm yết với giá trị vốn hóa gần 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương 71% GDP. Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản tuy chỉ chiếm 7% tổng số lượng niêm yết nhưng lại có giá trị vốn hóa hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% toàn thị trường. Đây là nhóm ngành quan trọng có ảnh hưởng lớn đến diễn biến chỉ số VN-Index.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 là thách thức chung với nền kinh tế và thị trường bất động sản. Hầu hết doanh nghiệp bất động sản đều đối diện với khó khăn khi các dự án vẫn đang bị tắc nghẽn khiến nguồn cung bị sụt giảm, thị trường trầm lắng do tâm lý e dè của các nhà đầu tư.
Những khó khăn của thị trường bất động sản đã phản ánh ngay vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết khi doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 giảm 26%, lợi nhuận giảm 13% so với cùng kỳ. Trong đó, 20 doanh nghiệp báo lỗ, 35 doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận.
Năm nay cũng là một năm thị trường chứng khoán trải qua nhiều biến động thăng trầm. Thị trường giảm mạnh trong quý I – do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 cuối tháng 3, chỉ số VN-Index sụt giảm mạnh về 650 điểm và đi lên liên tục trong các tháng còn lại của năm.
Cho tới giữa cuối tháng 12, chỉ số VN-Index đã đã vượt 1.000 điểm, có thời điểm lập kỷ lục lịch sử với mức gần 1.100 điểm, tăng tới 57% so với thời điểm cuối tháng 3 – thời kỳ đỉnh dịch Covid-19.
Nhìn chung, từ đầu năm đến nay cổ phiếu bất động sản có diễn biến tăng giảm đồng pha so với thị trường. Tuy vậy, diễn biến trong ngành này, các cổ phiếu có tính phân hóa cao.
Theo thống kê, tính từ đầu năm đến đầu tháng 12/2020, có 72/110 cổ phiếu bất động sản tăng giá, trong đó có 52 mã tăng từ 20% trở lên.
Nhóm cổ phiếu bất động sản thu hút được dòng tiền tốt nhất vẫn là những “ông lớn” có vốn hóa cao như DXG (Đất Xanh), NVL (Novaland), HDG (Tập đoàn Hà Đô), NLG (Đầu tư Nam Long)...
Tuy nhiên, nhóm các cổ phiếu có vốn hóa lớn này trong năm qua lại có mức tăng trưởng thấp, chỉ từ 2 đến 5 %, nhỏ hơn so với mức tăng chung của VN-Index
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ lại ghi nhận biên độ tăng giá rộng nhiều phiên lại dẫn dắt thị trường chứng khoán bất động sản năm 2020, giúp VN-Index ghi nhận sắc xanh tăng điểm.
Cụ thể, nhóm bất động sản này gồm HAR (An Dương Thảo Điền), D2D (Phát triển công nghiệp số 2), TIG (Đầu tư Thăng Long), NTL (Phát triển đô thị Từ Liêm), TDH (Phát triển nhà Thủ Đức)… là nhóm cổ phiếu tăng mạnh thanh khoản trên HOSE trong năm qua.
Điểm sáng cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp
Với triển vọng khả quan ngay từ kết quả kinh doanh quý I/2020, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp (bất động sản khu công nghiệp) đã trở thành “điểm sáng” hút dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong năm qua.
“Điểm sáng” này một phần là do ngành bất động sản khu công nghiệp Việt Nam được hưởng lợi từ các hợp đồng thương mại tự do (FTAs) được ký kết và làn sóng dịch chuyển của các công ty khỏi Trung Quốc.
Theo số liệu quý I của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn đầu tư vào các khu chế xuất - khu công nghiệp tăng đến 86,04% so với cùng kì năm 2019, đạt 117,76 triệu USD.
Trong năm 2020, cổ phiếu bất động sản công nghiệp là những cổ phiếu dẫn đầu trong xu hướng tăng giá, với các cổ phiếu có mức tăng bứt phá từ đầu năm đến nay.
Cụ thể như: VRG (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) tăng 220%, NTC (Khu công nghiệp Nam Tân Uyên) tăng 143%, LHG (Công ty Long Hậu) tăng 141,2%, MH3 (Khu công nghiệp Cao su Bình Long) tăng +87%, PHR (Công ty CP Cao su Phước Hòa) tăng gần 40%,…
Chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm, cổ phiếu SIP (Công ty Đầu tư Sài Gòn VRG) đã tăng giá đến “chóng mặt” hơn 137%, từ mức 80.000 đồng/cổ phiếu lên 186.000 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu của Công ty CP Cao su Phước Hòa (PHR) cũng tăng gần 40% so với thời điểm đầu năm, từ vùng giá 38.000 đồng/cổ phiếu lên quanh mức 55.000 đồng/cổ phiếu, và được nhiều nhà đầu tư nước ngoài mua ròng.
Cổ phiếu Sonadezi Long Thành (SZL) đang giao dịch quanh mức giá 46.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 10% kể từ đầu năm.
Ông Park Won Sang, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, Việt Nam là quốc gia mà có ba động lực tăng trưởng bất động sản chính đó là cơ cấu dân số, tốc độ đô thị hoá và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cú sốc ngắn hạn từ đại dịch Covid-19 là không thể tránh khỏi nhưng thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong trung và dài hạn.
Cổ phiếu toàn thị trường có trên 744 doanh nghiệp niêm yết với giá trị vốn hóa gần 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương 71% GDP. Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản tuy chỉ chiếm 7% tổng số lượng niêm yết nhưng lại có giá trị vốn hóa hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% toàn thị trường. Đây là nhóm ngành quan trọng có ảnh hưởng lớn đến diễn biến chỉ số VN-Index.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 là thách thức chung với nền kinh tế và thị trường bất động sản. Hầu hết doanh nghiệp bất động sản đều đối diện với khó khăn khi các dự án vẫn đang bị tắc nghẽn khiến nguồn cung bị sụt giảm, thị trường trầm lắng do tâm lý e dè của các nhà đầu tư.
Những khó khăn của thị trường bất động sản đã phản ánh ngay vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết khi doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 giảm 26%, lợi nhuận giảm 13% so với cùng kỳ. Trong đó, 20 doanh nghiệp báo lỗ, 35 doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận.
Năm nay cũng là một năm thị trường chứng khoán trải qua nhiều biến động thăng trầm. Thị trường giảm mạnh trong quý I – do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 cuối tháng 3, chỉ số VN-Index sụt giảm mạnh về 650 điểm và đi lên liên tục trong các tháng còn lại của năm.
Cho tới giữa cuối tháng 12, chỉ số VN-Index đã đã vượt 1.000 điểm, có thời điểm lập kỷ lục lịch sử với mức gần 1.100 điểm, tăng tới 57% so với thời điểm cuối tháng 3 – thời kỳ đỉnh dịch Covid-19.
Nhìn chung, từ đầu năm đến nay cổ phiếu bất động sản có diễn biến tăng giảm đồng pha so với thị trường. Tuy vậy, diễn biến trong ngành này, các cổ phiếu có tính phân hóa cao.
Theo thống kê, tính từ đầu năm đến đầu tháng 12/2020, có 72/110 cổ phiếu bất động sản tăng giá, trong đó có 52 mã tăng từ 20% trở lên.
Nhóm cổ phiếu bất động sản thu hút được dòng tiền tốt nhất vẫn là những “ông lớn” có vốn hóa cao như DXG (Đất Xanh), NVL (Novaland), HDG (Tập đoàn Hà Đô), NLG (Đầu tư Nam Long)...
Tuy nhiên, nhóm các cổ phiếu có vốn hóa lớn này trong năm qua lại có mức tăng trưởng thấp, chỉ từ 2 đến 5 %, nhỏ hơn so với mức tăng chung của VN-Index
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ lại ghi nhận biên độ tăng giá rộng nhiều phiên lại dẫn dắt thị trường chứng khoán bất động sản năm 2020, giúp VN-Index ghi nhận sắc xanh tăng điểm.
Cụ thể, nhóm bất động sản này gồm HAR (An Dương Thảo Điền), D2D (Phát triển công nghiệp số 2), TIG (Đầu tư Thăng Long), NTL (Phát triển đô thị Từ Liêm), TDH (Phát triển nhà Thủ Đức)… là nhóm cổ phiếu tăng mạnh thanh khoản trên HOSE trong năm qua.
Điểm sáng cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp

Với triển vọng khả quan ngay từ kết quả kinh doanh quý I/2020, nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp (bất động sản khu công nghiệp) đã trở thành “điểm sáng” hút dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong năm qua.
“Điểm sáng” này một phần là do ngành bất động sản khu công nghiệp Việt Nam được hưởng lợi từ các hợp đồng thương mại tự do (FTAs) được ký kết và làn sóng dịch chuyển của các công ty khỏi Trung Quốc.
Theo số liệu quý I của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn đầu tư vào các khu chế xuất - khu công nghiệp tăng đến 86,04% so với cùng kì năm 2019, đạt 117,76 triệu USD.
Trong năm 2020, cổ phiếu bất động sản công nghiệp là những cổ phiếu dẫn đầu trong xu hướng tăng giá, với các cổ phiếu có mức tăng bứt phá từ đầu năm đến nay.
Cụ thể như: VRG (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) tăng 220%, NTC (Khu công nghiệp Nam Tân Uyên) tăng 143%, LHG (Công ty Long Hậu) tăng 141,2%, MH3 (Khu công nghiệp Cao su Bình Long) tăng +87%, PHR (Công ty CP Cao su Phước Hòa) tăng gần 40%,…
Chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm, cổ phiếu SIP (Công ty Đầu tư Sài Gòn VRG) đã tăng giá đến “chóng mặt” hơn 137%, từ mức 80.000 đồng/cổ phiếu lên 186.000 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu của Công ty CP Cao su Phước Hòa (PHR) cũng tăng gần 40% so với thời điểm đầu năm, từ vùng giá 38.000 đồng/cổ phiếu lên quanh mức 55.000 đồng/cổ phiếu, và được nhiều nhà đầu tư nước ngoài mua ròng.
Cổ phiếu Sonadezi Long Thành (SZL) đang giao dịch quanh mức giá 46.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 10% kể từ đầu năm.
Ông Park Won Sang, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết, Việt Nam là quốc gia mà có ba động lực tăng trưởng bất động sản chính đó là cơ cấu dân số, tốc độ đô thị hoá và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cú sốc ngắn hạn từ đại dịch Covid-19 là không thể tránh khỏi nhưng thị trường bất động sản, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong trung và dài hạn.
Nguồn: Cafeland.vn
Tin khác
Đô Lương quyết tâm ‘về đích’ thị xã trước năm 2030
Ngày cập nhật: 30/11/2022
Hơn 500 khách hàng Khu đô thị Hoàng Sơn quy tụ tại đại tiệc tri ân ...
Ngày cập nhật: 30/11/2022
Sẵn sàng vận hành, shophouse Khu đô thị Hoàng Sơn minh chứng “dòng tiền thông minh”
Ngày cập nhật: 15/10/2022
Shophouse lõi trung tâm đô thị: Bài toán đầu tư “một vốn năm lời”
Ngày cập nhật: 14/10/2022
Bất động sản Nghệ An càng “nóng” khi loạt hạ tầng hàng chục nghìn tỷ được ...
Ngày cập nhật: 14/10/2022
Savills: Giá bán chung cư Hà Nội đã tăng 15 quý liên tục
Ngày cập nhật: 13/10/2022
Dư địa tăng trưởng của bất động sản Nghệ An
Ngày cập nhật: 13/10/2022
Khám phá 'thánh địa mua sắm' mới tại trung tâm thị trấn Diễn Châu
Ngày cập nhật: 12/10/2022
Chung cư – xu hướng nhà ở thịnh hành của tương lai
Ngày cập nhật: 12/10/2022
Vì sao bất động sản tăng giá chứ không hề rẻ đi?
Ngày cập nhật: 05/10/2022
T&T Victoria: Cơ hội cuối sở hữu căn hộ cao cấp trung tâm TP.Vinh
Ngày cập nhật: 05/10/2022
T&T Victoria: Không gian sống hoàn hảo cho con vào đại học
Ngày cập nhật: 04/10/2022